Để xây một căn nhà ưng ý, mọi gia đình cần phải đầu tư rất nhiều về thời gian, tiền bạc và công sức. Để giúp bạn dễ dàng vạch ra được kế hoạch chuẩn bị xây nhà, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình xây nhà sẽ bao gồm bao nhiêu bước? Cách thực hiện mỗi bước như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu về quy trình xây nhà qua bài viết bên dưới này nhé.

Lên ý tưởng thiết kế sơ bộ cho ngôi nhà theo mong muốn

Đây là bước đầu tiên trong quy trình xây dựng nhà ở nhưng vô cùng quan trọng. Trước tiên, bạn phải xác định nhu cầu sử dụng, chẳng hạn như nhà xây để ở, làm kho xưởng hay để hoạt động kinh doanh. Từ đó, bạn mới nhắm đến quy mô ngôi nhà như độ rộng dài, bao nhiêu phòng, bao nhiêu tầng…

Lên ý tưởng thiết kế sơ bộ giúp bằng tính được tổng mặt bằng và phương án kiến trúc cho công trình. Từ đó, ngôi nhà phải vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng, vừa được phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm duyệt.

Ngoài ra, thiết kế sơ bộ còn tạo thuận lợi cho việc tính toán các thông số kinh tế kỹ thuật cơ bản của công trình như diện tích sàn, số tầng nổi, tầng ngầm, tầng kỹ thuật,…

Tham khảo thêm >>> Những lưu ý khi thiết kế nhà phố hiện đại

Tính toán trước các khoản phí xây dựng

Sau khi lên ý tưởng cho ngôi nhà, việc Dự Toán Chi Phí Xây Dựng  trong quy trình xây nhà là một điều cần thiết.

Một công trình bao gồm những chi phí như sau:

  • Chi phí trực tiếp để xây dựng ngôi nhà: vật tư, nhân công và công cụ hỗ trợ thi công
  • Chi phí quản lý dự án: chi phí cho bộ phận quản lý từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc dự án
  • Chi phí thiết bị bao gồm chi phí nội thất và chi phí các máy phục vụ như thang máy, máy điều hòa, mát phát,…
  • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: chi phí cho bộ phận đầu tư trong việc thiết kế, giám sát, thí nghiệm, kiểm tra,…
  • Chi phí khác: chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường, chi phí dự phòng khi phát sinh trượt giá,…

Cách tính chi phí xây nhà đơn giản và chi tiết nhất 

Thực hiện xin giấy phép xây dựng nhà ở

Sau khi dự toán các khoản phí, xin giấy phép xây dựng là bước vô cùng quan trọng trong quy trình xây nhà. Ngôi nhà của bạn có được phép thi công hay không sẽ được quyết định tại đây.

Quy trình

Các bước trong quy trình xây nhà cao tầng để xin phép xây dựng một công trình:

  • Bước 1: Tạo hồ sơ xin phép xây dựng
  • Bước 2: Gửi hồ sơ cho cơ quan cấp phép xây dựng
  • Bước 3: Cơ quan tiến hành kiểm tra hồ sơ
  • Bước 4: Cơ quan đóng dấu bản vẽ và cấp giấy phép xây dựng.
  • Bước 5: Trước khi khởi công xây dựng 7 ngày, chủ nhà có nghĩa vụ thông báo ngày thực hiện khởi công đến cơ quan cấp phép và UBND cấp phường/xã

Bạn có thể quan tâm > Những thủ tục liên quan đến xây dựng nhà ở

Thiết kế kỹ thuật và tìm kiếm nhà thầu

Thiết kế kỹ thuật

Sau khi được cấp phép xây dựng, bước tiếp theo trong quy trình xây nhà trọn gói bạn cần thực hiện là tìm ra các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp cho ngôi nhà. Từ đó bộ phận thi công sẽ triển khai thiết kế bản vẽ.

Thiết kế bản vẽ thi công 

Một bản vẽ thiết kế cho quy trình xây dựng nhà phố thi công hoàn chỉnh bao gồm thông tin phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như điều kiện phù hợp để triển khai xây dựng công trình.

Tìm kiếm nhà thầu uy tín, chất lượng cao

Khi đấu thầu, chủ đầu tư sẽ chọn các nhà thầu chất lượng có kinh nghiệm về kỹ thuật và đảm bảo được tiến độ thi công của ngôi nhà. Một nhà thầu uy tín  chất lượng giúp người đầu tư tiết kiệm chi phí, sử dụng được tối đa nguồn lực, đảm bảo được tiến độ thi công cũng như chất lượng của công trình.

Xây nhà trọn gói: Lưu ý khi xây nhà trọn gói

Tiến hành thi công xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị và máy móc

Quá trình thi công này bao gồm các bước cơ bản như sau:

  • Công đoạn đầu tiên: chuẩn bị mặt bằng để tiến hành xây dựng ngôi nhà
  • Công đoạn tiếp theo – Xây thô: Xây nền và các công trình ngầm như hố ga, bể tự hoại, bể nước. Tiếp theo, hoàn thiện tô trát, xây gạch, bậc cầu thang. Sau đó lắp các hệ thống cần thiết như cấp thoát nước, nguồn điện, điều hòa, Internet, thiết bị chiếu sáng…
  • Công đoạn cuối – Hoàn thiện công trình: Lắp cửa, lắp trần nhà, lắp lan can, lắp vách ngăn. Sau đó, thực hiện lắp các hệ thống kỹ thuật, lắp điện nước, sơn nhà, lắp các đồ nội thất…

Nghiệm thu, hoàn công và tiến hành sử dụng công trình

Sau khi hoàn thành công trình, bạn phải đối chiếu và so sánh giữa bản vẽ thiết  kế và thực tế thi công. Từ đó, hoàn công để chứng nhận sự kiện các đôi bên tham gia vào dự án đã hoàn thành xây dựng ngôi nhà. Cuối cùng, ngôi nhà được đưa vào sử dụng.

Bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn đọc tất tần tật về quy trình xây nhà. Hy vọng qua những thông tin được chia sẻ vừa rồi đã giúp ích cho bạn khi chuẩn bị kế hoạch xây dựng ngôi nhà của mình.

Tham khảo ngay quy trình hoàn công nhà ở tại đây!