Trong những năm gần đây, giếng trời trong nhà được các kiến trúc sư ứng dụng một cách rộng rãi trong các thiết kế nhà phố, biệt thự,..hiện đại. Giếng trời không chỉ được biết đến với giải pháp đón ánh sáng và lưu thông không khí trong nhà hiệu quả. Mà còn tạo được điểm nhấn, tô điểm cho tổ ấm trở nên độc đáo và khác biệt hơn. Nếu bạn đang tìm hiểu về thiết kế giếng trời cho nhà cho mình thì đừng nên bỏ qua bài viết này.

Những khu vực thường bố trí giếng trời

Vị trí đặt giếng trời trong nhà sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà. Công năng sử dụng và cả phong thủy nữa. Nên khi lựa chọn vị trí đặt cần tính toán thật cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến tổng thể ngôi nhà.

Một ngôi nhà có diện tích nhỏ không thể bố trí quá nhiều giếng trời sẽ khiến nhà quá sáng. Hoặc bố trí quá nhiều giếng trời trong nhà nhưng quá hẹp cũng không đạt được hiệu quả.

Giếng trời có thể được bố trí ở bất cứ vị trí nào trong nhà. Từ phòng khách, phòng ngủ, cầu thang, bếp, phòng tắm, sân sau…..Đối với nhà ống phổ biến nhất là ở vị trí giữa nhà ngay cầu thang. Giúp lấy sáng cho toàn bộ không gian.

Thiết kế giếng trời giữa nhà

Thông thường thiết kế này được áp dụng cho biệt thự hoặc nhà có diện tích rộng. Việc bố trí giếng trời giữa nhà sẽ tạo điểm mở vùng lấy ánh sáng vào trung tâm ngôi nhà. Vị trí này được xem là phong thủy tốt nhất. Do ánh sáng và không khí được lưu thông đều khắp ngôi nhà, mang đến năng lượng tích cực

Thường thì giếng trời giữa nhà sẽ được thiết kế mở tự nhiên để lấy cả gió tự nhiên. Vị trí này có thể tạo thành không gian nghỉ ngơi ngoài trời cho cả gia đình. Khi thiết kế mở tự nhiên. Nên sử dụng khung vách kính để bảo vệ các không gian bên trong nhà. Chú trọng thiết kế hệ thống thoát nước mưa cho giếng trời.

Cũng có thể bố trí mái kéo thông minh để thuận tiện sử dụng theo sở thích của gia đình.

Cập nhật ngay những xu hướng thiết kế nhà phố hiện đại mới nhất

Thiết kế giếng trời trong nhà ở khu vực cầu thang

Thiết kế giếng trời này phù hợp với loại hình nhà phố (hay nhà ống) không có quá nhiều diện tích. Với đặc trưng bố trí công năng khách, cầu thang tới bếp. Đôi lúc là ngăn cách sinh hoạt chung và phòng làm việc (hoặc học tập).

 Bố trí giếng trời ở đây sẽ tận dụng được khoảng trống của cầu thang và hành lang để mang ánh sáng vào trong nhà.

Đặc biệt là khi bố trí giếng trời ở cầu thang của nhà lệch tầng. Giúp cho không khí lưu thông tuần hoàn trong nhà.

Để giúp giếng trời ở cầu thang hợp phong thủy. Hãy bố trí thêm tiểu cảnh hoặc cây xanh phía dưới để cân bằng lại yếu tố ngũ hành tương sinh.

Với việc bố trí giếng trời ở khu vực cầu thang nhà phố thường là dọc theo cầu thang. Diện tích cũng không quá lớn. Nên bố trí mái che cố định bằng kính cường lực để hạn chế mưa tạt, bụi và lá cây vào nhà.

Thiết kế giếng trời dọc hành lang nhà ống

Thiết kế giếng trời trong nhà dọc hành lang để tận dụng những góc chết. Mang ánh sáng và thiên nhiên vào trong nhà. Với những nhà diện tích còn rộng. Vị trí giếng trời này có thể bố trí được hồ cá, tiểu cảnh hoặc hồ bơi trong nhà.

Bố trí giếng trời sau nhà

Việc bố trí giếng trời sau nhà hay gọi là sân sau. Thông thường thì được áp dụng đối với nhà biệt thự, villa. Để làm không gian nghỉ ngơi, ăn uống ngoài trời của gia đình và bạn bè.

Nhưng trong nhà phố hiện đại, kiến trúc sư cũng ưu tiên 1m hoặc 2m để làm giếng trời sau nhà. Bởi nhà phố phân lô kẹp nhau san sát. Khiến cho các phòng ngủ phía sau bị kín gió do không thể mở cửa sổ.

Việc bố trí giếng trời sau nhà giúp các phòng ngủ phía sau được thoáng và mát hơn. Kết hợp với giếng trời ở cầu thang và sân trước giúp ngôi nhà luôn trong tình trạng mát mẻ và thoải mái.

Thường vị trí này, giếng trời để tự nhiên để lấy gió mát. Sân sau sẽ được thiết kế hệ thống thoát nước mưa để không bị ứ nước chảy vào nhà.

Một vài lưu ý khi thiết kế giếng trời trong nhà

Như đã nói ở trên, việc bố trí giếng trời ở đâu, bao nhiêu giếng trời và kích thước ra sao rất quan trọng. Cần kiến trúc sư đánh giá và đưa ra phương án phù hợp. Tránh bị tác dụng ngược

Khi bố trí cây hoặc tiểu cảnh ở giếng trời. Không nên quá phức tạp ảnh hưởng đến sự lưu thông không khí và lấy sáng của giếng trời.

Một vài loại cây có thể trồng ở giếng trời như lộc vừng, khế, kim ngâm, lưỡi hổ, trầu bà, phong lan, cây cỏ, cây cọ ta,… Và những loại hoa để thêm màu sắc, điểm nhấn cho không gian trong nhà.

Với những giếng trời rộng, không nên bố trí quá nhiều cây xanh mà nên đan xen cây lớn và cây nhỏ ở những vị trí phù hợp. Đặc biệt tránh những cây dây leo, quá sung làm che mất giếng trời. Có thể nhờ kiến trúc sư tư vấn thêm khi lựa chọn cây trồng ở khu vực này.

Khi thiết kế giếng trời cũng cần có giải pháp mái hợp lý tránh khi mưa, gió sẽ tạt mưa vào nhà

Hướng bố trí giếng trời là hướng đón ít nắng, thường là hướng Đông Nam hoặc hướng Nam. Tránh hướng Tây

Trên đây là vài thông tin liên quan đến việc bố trí giếng trời trong nhà. Hy vọng bạn đã có được những kiến thức phù hợp để phối hợp cùng kiến trúc sư. Để kiến  tạo nên Tổ Ấm hoàn hảo nhất và phù hợp nhất với mình

Acomhomes chuyên thiết kế, xây dựng và trang trí nhà. Chúng tôi đưa đến giải pháp trọn gói toàn diện để thay mặt bạn xây nên ngôi nhà hoàn hảo. Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại website: và liên hệ để được tư vấn.

Những lưu ý khi thiết kế nhà phố hiện đại